CHƯƠNG III
NGUỒN TỔ CHUYỂN CƯ
MỘT SỐ DÒNG HỌ PHAN
A - TÌNH HÌNH CHUNG
B - TÌNH HÌNH CHUYỂN CƯ KHAI CƠ MỘT
SỐ DÒNG HỌ PHAN
(Dựa theo thứ tự thời gian)
DÒNG HỌ PHAN ĐÌNH Ở DỊCH LỄ,
NAM ĐỊNH
Dịch Lễ là một xã nhỏ ở phía nam cách thành phố Nam Ðịnh
khoảng 2 km trên trục đường tỉnh lộ 21 nay nhập với các xã Ðồng Vân và Thượng
Hữu lấy tênlà xã Nam Vân, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Ðịnh. ở Ðịch Lễ có dòng họ
Phan là một họ lớn, con cháu nhiều người phát đạt.
Theo tộc phả thì vị tổ khai cơ đầu tiên quê làng Tám tức Giám
Bát, huyện thanh trì (ngoại thành Hà Nội) di cư một mình, không một ai gia quyến
cùng đi theo dời vào ở xã Lương Xá, Sơn Nam Hạ (huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Ðịnh) cũng
không biết tên là gì về sau con cháu tôn hiệu ghi là Triệu Khánh Công làm vị tổ
đầu tiên của dòng họ - Triệu Khánh Công đến sinh sống bằng công việc giữ chùa
cho xã. Sau đó ít lâu ông lấy vợ cũng không rõ tên, chỉ biết suy tôn biệt danh
là Từ Tại. Ðược một thời gian ông lại chuyển sang đi giữ một chùa khác ở xã Vân
Khẩu, xã giáp ranh với Lương Xá. Ông bà sinh được một người con trai (đời thứ
II) tên là Phan Ðình Ðịch vào năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 23 (1862).
Như vậy Triệu Khánh Công vị tổ thứ I dời đến Lương Xá vào thời hậu Lê, triều Lê
Cảnh Hưng (1740-1786), ông là một người có nếp sống nho phong, lương thiện, cần
cù, thanh đạm, nên được nhiều người tin phục, để lại cho con cháu một truyền
thống tốt đẹp, góp phần hữu ích với làng xóm, đất nước. Trong một vài văn tế
lược sử về thân thế đời tổ thứ I, ông Thu Viên Phan Ðình Hoè (đời thứ V) cử
nhân, thượng thư, đã viết, trong đó có đoạn:
".... Trải loạn ly miền Bắc, quảy cầm thu du lịch bốn phương.
Ðương cuối triều Lê, ngán cuộc thế nay dâu mai bể
Bắt đầu chùa Vấn, vui cảnh thiền, sớm mõ chiều chuông.
Tự đời xưa phong ở huyện Phan, một họ trâm anh sẵn nếp.
Chọn đất mới, dời về làng Lễ, nghìn năm văn học mở đường..."(a)
Ðời thứ II ông Phan Ðình Ðịch, một người tài hoa, thư họa
giỏi, võ thuật tinh thông, có can đảm khí tiết, lại dời về làng làm gia sư cho
một gia đình họ Ngô ở Ðịch Lễ, và từ Vân Khẩu ông về cư trú hẳn ở Ðịch Lễ. Ông
đã giúp dân làng trừ một tên trộm hung hăng, tạo cho dân làng sự yên ổn làm ăn.
Năm Gia Long thứ 7 (1808) làng Dịch Lễ bị một toán giặc đến tàn phá, ông cùng
dân làng tổ chức chống cự, nhiều người hy sinh trong đó có ông. Ông mất vào 26
tháng giêng lúc mới 47 tuổi. Về sau Triều Bảo Ðại năm 1938, do đời thứ V có ông
Phan Ðình Hoè làm quan cao cấp, ông Phan Ðình Ðịch được truy tặng "Triều liệt
đại phu".
Ông lấy bà Chinh Thất sinh con (đời thứ III): 1 con gái sau
lấy bà kế thất sinh được 3 trai, 3 gái là:
Ðời thứ III: 1) Phan Ðình Phấn; 2) Phan Ðình Lạn, 3) Phan
Ðình Kim 4) Phan Thị Mễ, 5) Phan Thị Chiêng, 6) Phan Thị Giản.
Ðời thứ IV: Ông Phan Ðình Phấn, Phan Ðình Kim con trai bị
phạp tự, không có con cháu nối dõi thờ cúng, chỉ còn ông Phan Ðình Lạn là kế tục
cùng hai bà vợ sinh được 10 người con tức là đời thứ IV gồm:
- Con bà chính thất: 1) Phan Ðình Cát, 2) Phan Ðình Ngạch, 3)
Phan Ðình Chiếm, 4) Phan Thị Ðệ, 5) Phan Thị Uyên.
-Con bà kế thất: 1) Phan Ðình Diễn, 2) Phan Ðình Thùy, 3)
Phan Ðình Tý, 4) Phan Thị Bảy, 5) Phan Thị Tám.
Về phần con trai đời IV, nhiều người mất sớm hoặc phạp tư,
chỉ còn 3 mở thành 3 chi triển khai kế tiếp như sau:
Chi Giáp: Tổ là Phan Ðình Ngạch.
Chi ất: Tổ là Phan Ðình Diễn.
Chi Bính: Tổ là Phan Ðình Thùy.
Ðời thứ V Chi Giáp: Ông Phan Ðình Ngạch có 8 người con trong
đó có 4 trai và 4 gái.
4 trai là: 1) Phan Ðình Thưởng: Trưởng tộc, 2) Phan Ðình
Ðính, 3) Phan Ðình Hạng, 4) Phan Ðình Cảnh.
Chi ất: Ông Phan Ðình Diễn cũng có 8 người con trong đó có 5
trai và 3 gái.
5 trai là: Phan Ðình Hòe biệt hiệu là Thu Viên (1875-1955)
đậu cử nhân khoa Canh Tú (1900). Tuần phủ về ưu năm 1933 thăng chức Tổng Ðốc,
gia hàm Thượng thư, Phẩm cấp hiệp tá đại học sĩ, tòng nhất phẩm do đó theo triều
điển cũ: 3 đời: cha, ông, cụ được truy tặng phẩm hàm.(3)
2) Phan Ðình My tức Ðình Quế, 3) Phan Ðình Duật tức Ðình Ngô,
4) Phan Ðình Hiếu, 5) Phan Ðình Học.
- Chi Bính: Phan Ðình Thùy cũng có 9 người con trongđó có 8
trai và 1 con gái.
8 trai là: Phan Ðình Trọng, 2) Phan Ðình Bưu, 3) Phan Ðình
Thăng, 4) Phan Ðình úc, 5) Phan Ðình Bang, 6) Phan Ðình Nhạ, 7) Phan Ðình Thứ,
8) Phan Ðình Ngạc.
Ðời thứ VI: dòng họ đến đời nay rất đông, con số lên hàng
trăm lại sinh vào thời kỳ Pháp thuộc, và qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mỹ có nhiều người tham gia hoạt động cách mạng, có nhiều người là liệt sĩ
hi sinh cho hai cuộc kháng chiến. Ðặc biệt chi ất riêng một gia đình ông Phan
Ðình My tức Ðình Quế có 8 người con thì có 3 người là Trung ương uỷ viên Ban
chấp hành Ðảng Cộng sản Việt Nam vừa là cán bộ cao cấp trong chính phủ đã từng
góp phần xứng đáng vào các cuộc cách mạng và kháng chiến.
- Phan Ðình Khải tức Lê Ðức Thọ, con thứ 2 - Uỷ viên Chính
trị Trung ương Ðảng (có tiểu sử riêng ở phần dưới).
Phan Ðình Dinh tức Ðinh Ðức Thiện, con thứ 4, uỷ viên Trung
ương Ðảng, Thượng tướng, Bộ trưởng (có tiểu sử riêng ở phần dưới).
- Phan Ðình Ðống tức Mai Chí Thọ, con thứ 5,từ Côn Ðảo về
hoạt động liên tục suốt 30 năm (1945-1975) khắp mọi miền Nam Bộ, chỉ đạo cách
mạng, chỉ đạo kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Ngụy. Ðến sau 30-4-1975 thắng lợi, rồi
về Bắc được phong quân hàm đại tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Dòng họ này trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
đã có 40 con em nhập ngũ, trong đó có 28 người hy sinh được truy tặng liệt sĩ, 6
thương binh, một gia đình có công với nước và 40 gia đình vẻ vang.
Ðến nay sang đời thứ VIII số con cháu càng đông cũng ở phân
tán nhiều nơi, phát huy truyền thống tổ tiên, nhiều người phấn đấu học tập lên
trình độ cao cấp góp phần vào nhiệm vụ xây dựng đất nước.
(Viết theo tộc phả họ Phan ở Ðịch Lễ do ông Phan Ðình Tạc chủ
biên viết tháng 7 năm 1986).
DÒNG HỌ THỦY TỔ PHAN THỪA LÔ
Ở HẢI DƯƠNG - HẢI PHÒNG
Theo tộc phả do ông Phan Ðình Chiến ở Dã Viên, ngõ Cấm Hải
Phòng mới gửi tới thì dòng họ này ghi nguồn gốc như sau:
"Họ Phan ta phát sinh vốn là người Trung Hoa con cháu của Tất
Công Cao, tồn tại từ đời nhà Chu" Sau di chú về huyện Phan (tỉnh) nên đã lấy chữ
Phan làm họ.
Cuối triều Ðại Minh Ðức, thiên tổ họ Phan là Phan Lệnh Công
tự Phúc Tín. Ngài thi đỗ văn áp văn quan Kim Vũ, làm quan thái uý trong triều
Minh. Cuối đời, triều đại Minh bị quân Thanh cướp ngôi. Ngài khởi nghĩa dấy binh
diệt Thanh phù Minh, chiến đấu quyết liệt. Nhưng vận nhà Minh đã tàn, ngài thất
thế nên cùng với 7 người con trai lánh sang Việt Nam đến trú tại nàh họ Ðoàn xã
Quán Trang, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Ngài xin làm con nuôi, đổi họ Phan
thành họ Ðoàn để mai danh ẩn tích. Sau khi đã thống chiếm đất Trung Hoa, để diệt
trừ mọi hậu họa, nhà Mãn Thanh đã cho truy tìm tàn dư các phe đảng chống đối
trước kia trong đó có một đạo quân sang Việt Nam để truy tìm. Năm ấy nước ta vào
triều Hậu Lê, không rõ năm nào? Lúc ấy Ðức Thiên Tổ Phúc Tín đã tịch thọ 90
tuổi. Ðể tránh sự truy tìm của quân Mãn Thanh, 7 người con trai của ngài phải
trốn chạy mỗi người thất tán một nơi, ông thì lên Sơn Tây, ông thì vào Nghệ An,
Thuận Hóa. Duy cụ trưởng nam là cụ Khánh Thiện bị đau chân không chạy được, phải
ở lại Quán Trang, cụ bị tịch vào ngày 30-10 năm ấy. Cụ Bà mất vào ngày 24 tháng
5 năm sau.
Khi hai cụ qua đời, con trai trưởng của cụ là đoàn lệnh Công
tự Thừa Lô, hiệu Phúc An, thiên cư đến xã Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên,
khai cơ lập nghiệp thành một hào hữu ở trong làng. Lúc đó vào khoảng đời Lê Hiến
Tông (Hậu Lê) niên hiệu Cảnh Thống năm Ðinh Tỵ.
Ít lâu sau, thấy tình thế đã ổn định, ngài lại đổi họ lại là
họ Phan, thu nguyên dòng dõi như thế, vậy từ đường họ Phan chúng ta ở xã Phù
ửng, thờ đức tỉi Phan Thừa lô tự Phúc An là đệ nhất thủy tổ, cho đến khi cuốn
gia phả này được biên soạn lần đầu tiên bằng hán văn thì họ Phan chúng ta đã tồn
tại được khoảng 352 năm (tự Ðức niên tuế thứ Mậu Thân).
Nhận thấy Tự Ðức thủy tổ Phan Thừa Lô đệ nhất đại tổ cho đến
bách thế đại phát triển thiên chi vạn nhánh, không thể ghi chép hết được cho đầy
đủ. Vì vậy đến đời thứ 6 bèn chia làm 5 hệ, mỗi hệ có một gia phả ghi chép về hệ
mình cho đầy đủ hơn, rõ ràng hơn. Mỗi năm ngày đại lễ hợp tộc các hệ họp lại với
nhau, mục thứ, chi tiết 4 hệ ghi rõ như sau:
Khi hai cụ qua đời, con trai trưởng của cụ là đoàn lệnh Công
tự Thừa Lô, hiệu Phúc An, thiên cư đến xã Phù ửng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên,
khai cơ lập nghiệp thành một hào hữu ở trong làng. Lúc đó vào khoảng đời Lê Hiến
Tông (Hậu Lê) niên hiệu Cảnh Thống năm Ðinh Tỵ.
Ít lâu sau, thấy tình thế đã ổn định, ngày lại đổi họ lại là
họ Phan, thu nguyên dòng dõi như trước, vậy từ đường họ Phan chúng ta ở xã Phù
ửng, thờ đức tổ Phan Thừa lô tự Phúc An là đệ nhất tủy tổ, cho đến khi cuốn gia
phả này được biên soạn lần đầu tiên bằng hán văn thì họ Phan chúng ta đã tồn tại
được khoảng 352 năm (tự Ðức niên tuế thứ Mậu Thân).
Nhận thấy Tự Ðức thủy tổ Phan Thừa Lô đệ nhất đại tổ cho đến
bách thế đại phát triển thiên chi vạn nhánh, không thể ghi chép hết được cho đầy
đủ. Vì vậy đến đời thứ 6 bèn chia làm 4 hệ, mỗi hệ có một gia phả ghi chép về hệ
mình cho đầy đủ hơn, rõ ràng hơn. Mỗi năm ngày đại lễ hợp tộc các hệ họp lại với
nhau, mục thứ, chi tiết 4 hệ ghi rõ như sau:
Nguyên do đức tổ đời thứ tư là Phan Nho sinh ra được 4 con
trai 1) Phan Thế Hiền, 2) Phan Tiến Tước, 3) Phan Ðức Quý), 4) Phan Trác Việt...
(Trích nguyên văn bản tộc phả trang 1).
Ðến đời thứ 6 căn cứ 4 vị nói trên chia theo 4 hệ thống nhưng
4 hệ thống này đều thuộc con cháu dòng hệ ông Phan Ðức Quý có ông Phan Trác úc
và ông Phan Sĩ Nhiệm, và thuộc hệ ông Phan Trác Việt có Phan Trác Liễu và Phan
Trác Tố. Còn hệ con cháu ông Phan Kế Hiền và Phan Tiến Tước không thấy nói.
Xem qua bản tộc phả ghi ở trên, về thời gian phát tích của
dòng họ Phan cũng nói là Tất Công Cao tồn tại từ đời nhà Chu, sau di chú về
huyện Phan, nên lấy chữ Phan làm họ. Cứ liệu này cũng trùng hợp với truyền
thuyết họ Phan sang lâu đời, mà cấu đối còn lưu lại tại nhà thờ họ Phan Văn (hay
Phan Quận) thị trấn Yên Thành nói ở chương 1 mục b, nhưng thêm số tên: Cao vào
sau chữ Tất công hay Tất Công là chức tước, vì ở lâu đời bị Hoa hóa, nên mới nói
vốn là người Trung Hoa, chưa thấy được gốc tổ có bộ phận sang Việt Nam từ ngẫn
mà chính là dân Bách Việt ở nam Trường Giang bị Hoa chiếm mà dời sang Việt Nam
từ thời Kinh Dương Vương.
Về thời gian ông Phan Lệnh Công tự Phúc Tín, bị thất bại
trong cuộc chiến phò Minh diệt Thanh, cùng 7 người con theo đường biển chạy sang
Hải Phòng đến ở Quán Trang, An Lão. Theo sử liệu thì nhà Thanh đánh nhà Minh
chiếm Bắc Kinh vào năm Minh Sùng Trinh 17 (1644). Triều quan chạy về phía nam
lập Minh Long Vũ làm vua đóng ở Phúc Châu Phúc Kiến) nhưng lại bị Thanh đánh năm
1647, Minh Long Vũ bị diệt vong (Việt Nam) Phúc Thái V Lê Chân Tông, các triều
thần tan tác. Sau đó một vài triều quan chạy lên Quảng Tây lập Minh Vĩnh Ðế làm
vua, nhưng cũng bị đánh phải chạy lên Vân Nam, Miến Ðiện cuối cùng Minh Vĩnh Ðế
bị bắt và bị giết năm 1662, chấm dứt triều nhà Minh (Việt Nam: Vạn Khánh Lê
Huyền Tông). Như vậy ông Phan Phúc Tín chạy sang Việt Nam vào lúc Phúc Châu thất
thủ (1647). Sau 1662, Thanh cử người sang truy tìm, nên cháu Phan Thừa Lô phải
lẩn tránh lên làng Phù ửng, Ân Thi Hưng Yên, và năm Cảnh Trị (không phải Cảnh
Thống) đời Lê Huyền Tông vào năm Ðinh Mùi (1667), không phải Ðinh Tỵ. Các em ông
mỗi người chạy một nơi: Tây Tựu Thăng Long, chùa Huệ Linh Kim Ðộng, Nghệ An,
Thanh Hóa, Thuận Hóa. Ðời thứ 5 ở Phù ủng có Phan Trác Việt sinh năm Mậu ngọ
1702 đậu cử nhân làm tri huyện Tiên Lữ, mất năm Giáp Thân (1764).
Ðến đời IX ông Phan Trác Miên có 7 con trai trong đó ông Phan
Trác Lữ con trưởng dời sang tỉnh Hà Nam huyện Duy Tiên xã Ðọi Sơn thôn Trung
Tín. Con thứ 6 là Trác Hoàng dời sang Nam Ðịnh, nay nhà từ đường họ ở số 224 phố
Hàn Thuyên, thành phố Nam Ðịnh. Con thứ 2 Phan Trác Thưởng và con thứ 7 Phan
Trác Hoàng theo Nguyễn Công Trứ vào khai khẩn ở Hải Hậu (thời Minh Mệnh)
(1820-1844) lập ấp làng An Lạc, tại tổng Ðinh Nhất. Các dòng họ trên đều về Phù
ủng nhận tổ.
Ông Phan Mạnh Danh cháu Hoàng Giáp Phan Trứ tuần phủ Thuận
Khánh, ở Phù ủng cũng thuộc dòng họ này. Nói chung đến nay (1997) là đời thứ
XIII - XV. Con cháu phát triển thịnh vượng.
(Viết theo tộc phả ở Hải Phòng, Nam Ðịnh, Duy Tiên, do ông
Phan Tại cung cấp).
DÒNG HỌ THỦY TỔ PHAN VĂN LƯƠNG
Ở THANH CHI, THANH CHƯƠNG,
(NGHỆ AN)
Theo thế phổ bản chữ Hán truyền văn gốc tích dòng họ này xa
xưa đời nhà Chu từ ông thủy tổ Tất Công, thực ấp ở đất Phan nên lấy chữ Phan làm
họ (Tổng Chu mệnh truyền văn Tất Công chi hậu, thực ấp ư Phan, dĩ Phan vi tính).
Về sau con cháu có người đến ở đất Huỳnh Dương, Trung Quốc, là đất cũ còn nói
tiếng Thương Kim (tức Ân) thuộc nước Vệ cũ, gần sông Hoàng Hà phía tây nam nước
Lỗ. Mãi về sau đến đời nhà Minh bị loạn nên con cháu có người tên là Phan Huý
văn, tự là Chương, tỵ nạn chạy sang phía nam quận Giao Chỉ tức đất của Mã Viện
chiếm thời xưa, ông Chương vào thời Lê Trung Hưng ở Việt Nam cùng 9 người con
sang rồi phân tán con trưởng là Ôn trở về Trung Quốc, con thứ 2 là Lương cùng
các em vào phía nam: Ông Lương vào ở Mỹ Sơn Tống thổ hào, huyện Thanh Chương, 3)
Ông Cung vào ở Quỳnh Ðôi, Quỳnh Lưu, 4) Ông Kiệm vào ở Thanh Chương, 5) Ông
Nhưỡng vào ở Nam Ðường, 6) Ông Tuyên vào ở Võ Liệt Thanh Chương, 7) Ông Tử vào
Hương Sơn, Hà Tĩnh, 8) Ông Huệ vào Ðông Thành, 9) Ông Hòa ở Lôi Dương (Thiệu
Hóa, Thanh Hóa) các ông đều lấy vợ địa phương, sinh hạ con cháu ở đó.
Ông PhanVăn Lương thành ngành trưởng, lấy vợ họ Nguyễn sinh
hai con Phan Văn Thành huý Trung và Phan Nhân huý Túc. hai ông đều đỗ Hương Cống
đồng khoa lúc 18 và 14 tuổi.
Gia phổ đến đây đứt không ghi tiếp, đến sau co ghi con cháu
có hai anh em là Phan Văn Hồ và Phan Văn Tán (thứ) ông Hồ là trưởng ở My Sơn,
tổng Thổ Hào, ông Tán ở Yên Lộc Minh, Vũ Liệt đều ở huyện Thanh Chương cả.
Lấy ông Phan Hồ làm trưởng đời I, sinh con cháu: Huý Thú tự
Minh Tôn (II). Thiên Tính huý Gía làm đô chỉ huy sứ vệ Cẩm y tước Mỹ Lộc hầu
(III). Phan Cao Tông tự Huyền Bảo huý Nguyên Tính (IV) làm thầy địa lý, từ đây
con cháu phát triển đông.
Ðời I Phan Văn tán huý Níp dòng thứ, cuối Lê lên dạy học ở
Cát Ngạn, lấy vợ ở Minh Quả rồi dựng nhà ở đó sinh ra đời II, 3 con: Văn Lý, Văn
Chính và một con út cho về Mỹ Sơn, còn Lý và Chính ở lại Minh Quả, nhưng do ngụ
cư bị nạn binh địch chèn ép, khổ sở nên phải dời sang Võ Liệt: Ông Lý ở xóm Hồng
Nhật (nay là VănPhú), ông Chính ở Yên Lộc (nay là Tân Tiến), nay đều thuộc xã
Thanh Chi, huyện Thanh Chương. Ðến đời IV có ông Ðắc Danh và Ðắc Lộc đều đậu
sinh đồ (tú tài). Tuy vậy vẫn chịu cảnh ngụ cư, chịu binh địch thời Lê Cảnh Hưng
đi đánh miền Nam, đến đời Tây Sơn, vua Quang Trung mới có lệnh ai ở đâu cho nhập
tịch ở đấy. Do đó dòng họ nhập tịch thôn Vũ Phúc xã Võ Liệt. Ðến nay con cháu cả
hai dòng đều đông đúc ở xã Thanh Chi, huyện Thanh Chương, Nghệ An.
Như vậy, qua hệ phổ dòng họ này cũng
giống dòng họ ở Hải Dương đều bị loạn nhà Minh mà chạy sang Việt Nam, nhưng đều
gốc tổ Phan là Tất Công gốc xa xưa là người Việt .
DÒNG HỌ PHAN ĐỆ NHẤT THẾ TỔ
PHAN TRUNG TRỰC
(a)
Ở NINH HIỆP GIA LÂM
Dòng họ con cháu ông Phan Trung Trực hiện nay ở 3 chi nhánh 3
nơi: nhánh nhà thờ chính ở xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, một
nhánh ở đa Phúc xã Sài Sơn tỉnh Hà Tây, một nhánh ở Liễu Lân huyện Thuận Thành,
tỉnh Hà Bắc.
Ngoài ra còn có chi nhánh ở Lạng Sơn và ở Trùng Khánh, Cao
Bằng. Nhánh này lâu ngày con cháu biến thành người Tày ở Cao Bằng, lại còn một
nhánh nữa ở Ðường Lâm, tỉnh Sơn Tây. Các nhánh này mãi gần đây từ năm 1987 mới
truy tìm tổ tông mất nhiều thời gian mới xác định đối chiếu tộc phả, cùng chung
một tổ và mới hợp tế hàng năm tại từ đường ở Ninh Hiệp. Sở dĩ có tình trạng này
là vì có một vị tổ là Phan Trực Thành huý Vĩnh làm Lê Triều bí thư điển thư đã
giúp đỡ Nguyễn Huệ lúc tiễn quân ra Thăng Long lần thứ nhất (1786). Lúc này Tây
Sơn bị diệt, vua Nguyễn Gia Long lên ngôi, cho truy tìm những cựu thần nhà Lê đã
giúp đỡ Tây Sơn, ông phải trốn tránh lên Sài Sơn ẩn náu, nhưng rồi bị phát hiện
và ông bị sát hại vào ngày 18-5 âm lịch năm 1833 (Minh Mệnh 14) do đó dòng họ ở
Ninh Hiệp phải đổi chữ lót là Phan Thế. Ðến đời Thành Thái 1893 con cháu mới làm
lễ giải oan cho ông ở Sài Sơn.
Mặt khác về bản tộc phả gốc bằng chữ Hán ở Ninh Hiệp bị mất
nên việc truy tìm gốc tổ cũng rất khó khăn, lấy ông Phan Trung Trực làm đệ nhất
thế tỏ.
Ông Phan Trung Trực là đời thứ I, sinh ra:
Ðời thứ II: Phan Phúc Tính, sinh ra:
Ðời III: Phan Chân Tính, sinh ra:
Ðời IV: Phan Công Quyền. Làm trấn thủ Tham Nghi Thái Nguyên -
và người em là Phan Trọng Hoàn làm Tri phủ Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng con cháu
nay thành người Tày. Ông Phan Công Quyền sinh hai con là:
Ðời V: Phan Công Hoành và Phan Công Hòe.
Ðời IV: Phan Ðôn Trực con ông Phan Công Hoành.
Ðời VI: Phan Phúc Khang con ông Phan Công Hòe dời lên Ðường
Lâm Sơn Tây vào năm Bảo Thái 6 Lê Dụ Tông (1725) lập một nhánh ở Ðường Lâm.
VI: Ông Phan Ðôn Trực sinh ra 3 con:
Ðời VII: Ông Phan Chính Trực làm Thái uý - Phan Mẫn, Phan
Thanh.
VII: Phan Chính Trực sinh ra Phan Trực Thành huý Vinh bị truy
nã phải lên Sài Sơn, sau ông Trực Thành bị hại, con cháu hiện nay là chi nhánh
Sài Sơn.
VII: Phan Mẫn con cháu hiện nay ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia
Lâm, Hà Nội.
VII: Phan Thanh con cháu hiện nay ở Liễu Lâm, Phủ Thuận
Thành, tỉnh Hà Bắc.
Nói chung con cháu hiện nay chia làm 2 chi:
Chi I: thuộc dòng ông Phan Công Hoành (đời thứ V) chia thành
3 phái:
Phái a) Phái dòng ông Phan Chính Trực đời VII ở Sài Sơn
khoảng 500 nhân khẩu, hậu duệ có ông Phan Trọng Tuệ (phó Thủ tướng Chính phủ
VNDCCH).
b) Phái dòng ông Phan Mẫn (đời III) ở Ninh Hiệp khoảng 80
khẩu có nhà thờ chung đệ nhất thế tổ.
c) Phái dòng họ ông Phan Thanh (đời thứ VII) ở Liễu Lâm
khoảng 700 khẩu.
Chi II: Chi này do ông Phan Phúc Khang (đời VI) dời lên Mông
Phụ, tỉnh Sơn Tây lập một chi nhánh họ Phan kể từ ông Phúc Khang đến nay ông
Phan Kế Toại là 17 đời. Hiện nay có 2 nhà thờ: nhà thờ đại tôn thờ từ ông Phúc
Khang (I) đến ông Văn Tự (đời thứ VIII) nhà thờ tiểu tôn thờ từ ông Ðắc Nho (đời
IX) đến nay.
- Nhà thờ Ðại Tôn thờ thêm 8 vị đậu đạt làm quan.
1) Công Duật, Giám sinh.
2) Công Chánh: Chiêu liệt đại phụ Lễ Khoa Trưởng ấn cấp sự
Trung.
3) Công Ðường: Tri phủ.
4) Công thẩm: sinh đồ (Tú tài).
5) Công Huấn: Hàn lâm viện thị giảng học sĩ.
6) Công Phiên: Tú tài.
7. Công nghị: 4 khoa tú tài, trung nghị đại phu, Thái bộc Tự
Khanh.
8) Kế Tiến: Cử nhân, Tuần Vũ Phúc Yên. Nếu kể cả Phan Kế Toại
(Phó Thủ tướng Chính phủ VNDCCH, thì có 9 vị. Chi họ này nay có trên 1800 nhân
khẩu, con cháu thịnh vượng, đông đúc.
DÒNG HỌ PHAN DUY
Ở ĐA PHÚC SÀI SƠN
Ở Sài Sơn huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây có nhiều dòng họ Phan,
có họ đã tìm được nguồn gốc tổ tiên, có họ gốc tổ ở Mía, Sơn Tây, có họ gốc ở
Hoài Ðức, có họ gốc ở Bắc Ninh, do điều kiện tư liệu, nên nay chưa ghi được.
Riêng dòng họ Phan Duy ở thôn Ða Phúc, xã Sài Sơn cũng là một dòng họ đông
người, nhưng tộc phả cũng không có, theo các cụ thì tộc phả bị rách nát, không
tìm đọc được, đến nay con cháu chỉ biết thờ vị tổ cao nhất là Phan Duy Lập hiệu
là Phúc Lợi, tổ là Ðào Thị Quý hiệu là Diệu Chinh, đã lâu đời nhưng nguồn gốc từ
đâu đến thì cũng không rõ.
Dòng họ này chia ra các chi với chữ lót khác nhau theo thứ
tự:
Phan Trọng (anh cả), Phan Duy A- Phan Bá A- Phán Bá B - Phan
Hữu - Phan Văn - Phan Duy B - Phan Như.
Chi Phan Bá A đầu thế kỷ 20, có ông Phan Tất Ðạt làm tri
huyện Chí Linh, rồi chuyển chữ lót Phan Bá sang Phan Tất và đưa gia đình con cái
ra ở thị xã Hải Dương, lập một chi họ ở đây, đến nay cũng khá đông trong đó có
ông Phan Tất Tuân, đại biểu Quốc hội khóa I.
Tìm tòi các danh nhân thì thôn Ða Phúc, thờ nhiều tước vị
quận công và 3 tiến sĩ, trong đó có ông Phan Hoan (1418-1472) đậu Hoàng Giáp
khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448) đời vua Lê Nhân Tông làm quan Ðồng Tu
sử viện, không hiểu thuộc về dòng họ Phan nào? Có liên quan đến dòng họ Phan Duy
này không. Nghe như ông Phan Hoan cũng gốc từ Nghệ An ra ở Ða Phúc. Hiện nay
cũng có mộ chôn gọi là "Mả Thầy" ở thôn này.
TIẾP TỤC TÌM HIỂU MỘT SỐ DÒNG HỌ
PHAN VÀO VÙNG THUẬN QUẢNG
Từ thời Lý Trần, đất nước sau khi mở rộng vào các châu Ðịa
Ly, Ma Linh, Bố Chính, Bố Chính, rồi Châu Ô, Châu Lý tiếp đó là Chiêm Ðông Cổ
Luỹ, thì nhân dân phía Bắc trong đó có họ Phan được chuyển vào khai thác khá
đông, thành lập các thông ấp. Tên Phan xã thấy xuất hiện ở huyện Khang Lộc
(Quảng Ninh, Quảng Bình) và ở Châu Minh Linh (nam Quảng Bình, bắc Quảng Trị)
những vùng này là vị trí trải qua nhiều biến loạn, tranh chấp gây chiến của
người Chiêm Thành, nhất là vùng Hóa Châu, Quảng Nam là vùng trái độn vào thời
gian cuối Trần, Hồ rồi nhà Minh chiếm, nhân dân bị xáo trộn, lúc vào Chiêm Ðộng
Cổ Luỹ, lúc chạy ra Châu Hóa, Châu Thuận, đời sống làm ăn không ổn định cho đến
sau khi vua Lê Thánh Tông vào đánh Chiêm Thành (1470) mở rộng địa giới vào tận
núi Ðá Bia, chia nước Chiêm thành 3 nước, đặt quân đội bảo vệ, với chính sách
khuyến nông, thành lập các đồn điền, chuyển người từ Thuận Hóa Quảng Nam vào khá
đông trong đó họ Phan vào nhiều khai phá ở phân tán nhiều nơi, đến nay hầu hết
các tỉnh đều có các chi phái, có tỉnh như Quảng Nam, Thừa Thiên hàng trăm chi
phái. Quảng Trị cũng trên 80 chi phái v.v... chi phái nào cũng có Từ đường,
nhiều chi phái không có tộc phả, chỉ truyền miệng là gốc tổ tiên đa số từ Thanh
- Nghệ chuyển vào rồi lại từ Quảng Nam chuyển tới, cho đến các đời chúa Nguyễn
cũng vẫn tình trạng này. Ðến nay tìm nguồn gốc tổ tiên rất khó vì Thanh - Nghệ
cũng trải qua nhiều năm tranh chấp giữa Lê Mạc (1533-1592) rồi tiếp đó giữa
Trịnh Nguyễn (1627-1672) vùng Thanh - Nghệ Quảng Bình trở thành bãi chiến trường
liên miên hàng trăm năm, nhân dân xiêu tán, bỏ quê hương đi tha phương, lập
quán, nhất là dân vùng gần sông lớn và vùng đồng bằng gần biển, nên nay tìm gốc
tích tổ tiên ở vùng Thanh - Nghệ cũng rất khó. Do đó nhiều dòng họ các chi phái
vẫn chỉ truyền miệng được tổ tiên từ 5,7 đời trở lại.
Riêng ở Quảng Nam có nhiều dòng họ cũng chưa tìm được gốc tổ
xuất xứ như: các nhánh ông Phan Thế Tổng làng Bản Lãnh huyện Ðiện Bàn, nhánh ông
Phan Văn Thông ở làng Ðông Yên, huyện Duy Xuyên, nhánh ông Phan Gia Tiên ở làng
Hà Mật (Ðiện Bàn) nhánh ông Phan Nhân Bản ở Bảo An (Ðiện Bàn), kể cả các nhánh
cụ Phan Chu Trinh ở Tầy Lộc (Tam Kỳ)... cũng chưa rõ. Lại còn rất nhiều chi phái
khác, kể ở các tỉnh cũng ở tình trạng này.
Sau đây ghi tiếp một vài chi phải có tộc phả góp phần với con
cháu ghi truyền thống và truy tìm nguồn gốc tổ tiên, mong rằng các chi phái tiếp
tục sưu và tiếp tục bổ sung.
DÒNG HỌ PHAN Ở HOA THỬ,
HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Dòng họ này thủy tổ là Phan đài tự Xuân gốc nguyên quán từ
Thừa Tuyên Thanh Hóa là một bậc danh sĩ, ông đã đưa vợ con vượt sông Linh Giang
(sông Gianh) vào quy dân khai thác lập ấp gọi là ấp Hoa Thử (Hoa Thử tức Ba
Phong rồi đổi là Phong Thử) huyện Ðiện Bàn tỉnh Quảng Nam.
Ðể tìm hiểu thêm việc di dân vào Ba Phong này: Theo gia phả
họ Trần ở thôn 6 xã Cẩm Thạch thị xã Hội An và tư liệu của ông Huỳnh Công Bá
trong bài "Công cuộc khẩn hoang của người Việt tại xã Ba Phong" Ðiện Bàn, Quảng
Nam - Ðà Nẵng) ghi(a) cư dân Việt đầu tiên của xã Ba Phong đạo Quảng
Nam là người Thanh - Nghệ, gia phả họ Trần ghi rõ: "Nhân đến triều Lê Thánh
Tông, Thuần Hoàng Ðế niên hiệu Hồng Ðức (1470-1497)... đưa người Thanh Nghệ vào
đây. Dựa theo tên gọi của đất này thành lộ Quảng Nam, vệ Thanh Hoa, huyện Lễ
Dương, xã Hoa Phong thôn Nhất Giáp.
Họ Trần thời đó cư trú tại đất này là Hào trưởng một phương
vậy. Theo dân gian địa phương thì bấy giờ ở vùng Ba Phong là đất hoangvu. Sáu
người Việt cùng quê với ông tổ họ Trần kết nghĩa anh em, chung sức lao động khai
khẩn ruộng đất. Ban đầu thì: "Nhật tắc lâm trung trảm phạt, dạ thăng thượng mộc
cao miên" nghĩa là: Ban ngày đi vào rừng đốn chặt, còn ban đêm thì leo lên cây
cao để ngủ (cho an toàn) về sau con cháu 6 người ở vùng, theo thứ tự như sau:
Phong Ðại xã nhất hiệu (tức là Phong Nhứt hay Nhứt Giáp)
phong Trung xã nhị hiệu (tức Phong Nhị hay Nhị Giáp) - Ngọc Hoa xã Tam Hiệu (tức
Ngọc Tam hay Tam Giáp) - Châu Ninh xã Tứ Hiệu (tức Ngọc Tứ hay Tứ Giáp) - Châu
Ninh xã Tứ Hiệu (tức Ngọc Tứ hay Tứ Giáp) - Phong Ninh xã Ngũ Hiệu (tức Phong
ngũ hay ngũ Giáp). Khả phong xã lục hiệu (tức Phong Lục hay Lục Giáp). Về sau 6
giáp của xã Ba Phong (tức Hoa Phong cũ) lập đình chung thờ 6 vị Tiên Hiền. Vết
tích còn lại hiện nay là "Cồn Ðình". Nhân dân còn lập ruộng chung điền lấy hoa
lợi thờ các vị. Ruộng chung điền hiện nay là hợp tác xã nông nghiệp số 2 Ðiện An
- theo ông Huỳnh Công Bá, tác giả cũng cho biết thêm, cũng vào khoảng thời gian
này còn có 24 vị di dân thuộc các họ: Phan, Hà,Trần, Thân, Nguyễn, Tào, Ngô, Ðỗ,
Ðoàn, Ðinh, Trịnh, Mai, Huỳnh, Từ, Hồ, Mạc, Lê, từ các vùng Cao Bằng, Thanh Hóa,
Hải Dương... Vào đây khai phá lập nên các làng xã phía Bắc Ðiện Bàn.(b)
Căn cứ theo tộc phả dòng họ Phan Thuỳ Tổ Phan Ðài mà ông Phan
Minh Nô cho biết thuỷ tổ vào đất Quảng vào thời Lê Trung Hưng, khoảng vua Lê
Trang Tông niên hiệu Nguyên Hòa (1533-1548) tính đến nay (1996) là đời thứ 18.
Gia phả dòng họ này bị biến loạn nên mãi đến đời thứ 7, năm
Giáp Thân Minh Mạng thứ 5 (1824) con cháu cách 200 năm, mới san định lại tộc phả
và lập đền thờ gọi tên là Minh Ðức Ðường, một chi phái khác lập đền thờ nữa đặt
tên là Quang Tiền Ðường. Rồi người cháu lại lập thêm một đền thờ nữa gọi là
Phụng Tự Ðường.
Theo tộc phả vị tổ khai có là Phan Ðài:
Làm đời thứ I, sinh được 4 trai đời thứ II là:
1) Phan Văn Xuân
2) Phan Hữu Trí.
3) Phan Ðình Hiệp.
4) Cẩm Khê Bá Phan Quý Công.
Ðời III: Văn Xuân sinh; 1) là Văn Ðộng 2) Chiêm Bản.
- Phan Hữu Trí sinh: Phan Hữu Bổn.
- Phan Ðình Hiệp sinh; 1 - Phan Ðình Hội, 2 - Phan Ðình Luân
- Cẩm Khê Bá Phan Quý Công sinh Phan Mậu Lương.
Ðời IV: Ông Văn Ðộng vô hậu - Ông Chiêm Bản sinh con là Phan
Quang Lộc.
- Ông Phan Hữu Bổn sinh con là Phan Hữu Cư.
- Ông Phan Ðình Hội không có con
- Ông Phan Ðình Luân sinh: 1 - Phan Ðình Miễn
2- Phan Ðình Ðạo.
- Ông Phan Mậu Lương sinh con Phan Mậu Quý.
Từ đó các thời kế tiếp càng ngày càng đông, con cháu hiện nay
chiếm đến 3/4 làng Phong Thử.
Căn cứ 4 con đời thứ II chia làm 4 phái:
Phái 2: Phan Văn Xuân.
Phái 2: Phan Hữu Trí.
Phái 3: Phan Ðình Hiệp.
Phái 4: Cảm Khê Bá Phan Quý Công.
Phái thứ 3: Phan Ðình Hiệp tức là phái Minh Ðức Ðường về sau
cũng chia làm 2 chi - con cháu rất thịnh vượng Hậu duệ có cử nhân là Phan Thúc
Duyện chống Pháp bị đầy Côn Ðảo (có tiểu sử).
Hiện nay có nhiều người di cư vào thành phố HồChí Minh trong
đó có ông Phan Minh Nô, một tỏng những người truy tìm tộc phả và cũng là góp
phần vào chi phái "Liên Phan" dựng Từ đường, thờ chung dòng họ Phan ở thành phố
này, lấy ngày 20 tháng giêng âm lịch là ngày kỷ niệm.(c)
Theo phố ký dòng họ ông Phan Công Thiên ở Ðà Sơn thì có thể
dòng họ ở Phong Thử có quan hệ về huyết thống.
DÒNG HỌ PHAN PHƯỚC BÁCH Ở
THI NHƠN (QUẢNG NAM)
Theo tộc phả Thi Nhơn Phan Phước tộc Trường biên.
Thủy tổ khai cơ của họ Phan ở Thi Nhơn (tức Thi Lai) là ông
Phan Phước Bách (Bá) là con thứ 2 ông Phan Phước Triệu người Ước Lễ, tổng Thông
Lạng, huyện Hưng Nguyên, trấn Nghệ An.
Năm đầu đời Khai Ðại (niên hiệu là Hồ Hán Thương: 1403) có
lệnh truyền rằng: Phủ Thăng Hoa ở xứ Quảng Nam rất nhiều đất hoang. Truyền đến
các dinh, thanh trấn, con em các nhà giàu có danh tiếng trừ trưởng nam ở lại thờ
phụng, còn bao nhiêu phải đến đất ấy lập nơi ở mới.
Ông Phan Phước Bách cùng vợ là Huỳnh Thị Pháp với 2 con trai
là Phan Phước Thiên, Phan Phước Thập và 1 gái Phan Thị Uyên, chiêu mộ được 6
danh (5 đội sản xuất) lãnh tiền cấp mua sắm dụng cụ làm ruộng, đến nơi đất ấy
xây dựng cuộc sống, trong 10 năm mở được 5 xứ ruộng đất công tư là 36 mẫu 11
thước, 5 tấc ở các xứ: Phù La Thượng, Phù La Hạ, xứ Câu Lẫu Nam, xứ Ðồng Thượng,
xứ Trà Dung, lập thành xã Thi Lai, xã này đến triều Khải Ðịnh, đổi tên là Thị
Nhơn, từ đó mở dòng họ Phan, sau ông Phan Phước Thập và Phan Thị Uyên mất.
Ðời II: Ông Phan Thước Thiện, sinh ra:
Ðời III: Ông Phan Phước Bảng, sinh ra:
Ðời IV: Ông Phan Phước Cơ, Phan Phước Quan, Phan Phước Khánh
và 2 gái Phan Thị Ban, Phan Thị Tề.
Từ đó con cháu phát triển mở mang cơ nghiệp lâu dài.
Bản tộc phả này viết vào năm Cảnh Hưng thứ ba (1742) tháng 2
ngày mùng một do tự tay ông Phan Phước Cơ viết.
Qua bản tộc phả có những điểm không hợp lý về thời gian.
Ông Phan Phước Cơ người viết tộc phả vào đời thứ IV năm Cảnh
Hưng 1742, đối với thủy tổ Phan Phước Bách vào khai cơ năm 1403, như vậy cách
nhau (1742-1403) 339 năm mà chỉ 4 đời, mỗi đời dài trung bình 84 năm thì không
hợp lý, chắc là để sót ít nhất 8 đời.
Hoặc nếu cứ mỗi đời đài cách nhau trung bình 25 năm thì 4 đời
tính ngược lên đời ông thủy tổ, thì Phan Phước Bách vào Quảng Nam khoảng 1642
tức vào thời Lê Thần Tông.
Hơn nữa về địa điểm, Thi Lai nằm phía nam sông Thu Bồn, thuộc
Chiêm Ðộng thì sau khi Hồ bị giặc Minh chiếm (1407) đến nay trả về cho vua Chiêm
Thành, đất Thi Lai có ổn định để lập thành xã với 5 xứ liên tục trong 10 năm
không? Theo phổ ký ở Ðà Sơn thì dòng họ này có quan hệ chi phái.
Trên đây chỉ nêu một số ý, mong con cháu dòng họ phan tham
khảo tìm hiểu thêm.
DÒNG HỌ PHAN ĐỨC TỰU TỪ QUẢNG
NAM DỜI VÀO THÔN ĐỊNH PHƯỚC
NAY
Ở THỊ XÃ THỦ DẦU MỘT
Tình hình con cháu dòng họ Phan từ Quảng Nam, vào miền Nam
khá đông, nhưng như trên đã nói, chưa sưu tầm được tộc phả để tìm rõ nguồn gốc,
chỉ mới hiểu qua truyền thuyết. Nay ở thôn Ðịnh Phước tức là ấp Trường Hà, xã
Ðịnh Hóa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé, cách Sài Gòn độ 40 cây số có dòng họ
Phan con cháu rất đông có đến 500-600 trăm người.
Theo một tài liệu chữ Hán chép lại một bản điệp sớ còn ghi
lại của một vị tiền nhân là Phan Ðức Trắc, cùng em là Phan Ðức Nhân, Phan Ðức
Thủ đứng chủ làm lễ cầu hồn cho những người đã mất để năm Giáp Tý (1864) tháng 8
ngày 29(a) Theo bản điệp sớ này thì ông Chánh tổ là Phan Ðức Tựu, em
ông Tựu là Phan Ðức Dương, cùng em gái là Phan Thị Chung, Phan Thị Chừ, Chánh
quán ở xứ Quảng Nam, Phủ Thăng Hoa, Kim hộ thuộc Lưu Thôn, đến xứ Gia Ðịnh phủ
Phước Long, huyện Bình An, tổng Bình Thổ, thôn Ðịnh Phước để ở.
Theo sử liệu thì vua Gia Long từ lúc lên ngôi (1802) đã nhận
thấy Nam Kỳ, vùng đất mới thiên nhiên ưu đãi, nhưng diện tích còn hoang dã nhiều
nên đã chú trọng việc di dân từ phía ngoài vào khai thác. Năm 1803 nhà vua đã ra
lệnh cho các quan lại địa phương phải mộ dân nghèo đưa vào Nam Kỳ khẩn hoang,
cấp dụng cụ trâu bò thóc giống, nhà giàu xuất vốn chiêu dân, cứ 50 người cử làm
đội trưởng. 100 người làm cai đội, các quan trấn ở Gia Ðịnh phải giúp đỡ cho các
đội vay để mở đồn điền, sau từ 6 năm đến 10 năm lập thành thôn ấp, chủ trương
này được các triều vua Nguyễn kế tục phát huy, vừa giải quyết nạn đói luôn luôn
xảy ra nhiều năm trong nước, vừa mở rộng diện tích xây dựng lực lượng nhân dân
phía cực nam(b) .
Ðất Ðịnh Phước, Thủ Dầu Một thuở ấy là một vùng hoang dã,
rừng cây, lau sậy rậm rạp, thú dữ cọp beo rất nhiều, cha con anh em gia đình ông
Phan Ðức Tựu cùng bà con nhân dân từ Quảng Nam vào đây khai khẩn, theo truyền
ngôn thì vào khoảng 1812, lúc đầu phải đối phó với thú dữ rất khổ cực, số người
chết về cọp khá đông, mộ chôn không kỹ cũng bị mất xác, nhà nhà lập luỹ chống
cọp, có tin cọp là náo động cả làng. Ðịa danh Ðịnh Phước lập nên vẫn có tiếng là
vùng tử địa. Biết bao nhiêu người họ Phan vào đây bị cọp bắt nên mãi sau này khi
thành lập thôn ấp xã, tổng, nhân dân vào đông, ruộng đất mở rộng, thì cả họ làm
lễ cầu hồn tức làm chay, cầu cho những oan hồn được siêu sinh tĩnh độ. Chủ lễ là
Phan Ðức Trắc là chủ cùng cả họ đứng lễ vào năm Giáp Tý (1864) - Về thế hệ thì
bản diệp số chỉ ghi tên những người đã mất mà không rõ phả hệ.
Ðây cũng chỉ nêu lên điểm chính, mong con cháu dòng họ tiếp
tục truy tìm thế phổ.
|
|