PHẦN THỨ NHẤT:  TÌNH HÌNH CHUNG MỘT SỐ DÒNG HỌ VỚI CÁC VỊ THỦY TỔ KHAI CƠ

 

Trang trước  |  Trang tiếp

CHƯƠNG III
NGUỒN TỔ CHUYỂN CƯ MỘT SỐ DÒNG HỌ PHAN

A - TÌNH HÌNH CHUNG

B - TÌNH HÌNH CHUYỂN CƯ KHAI CƠ MỘT SỐ DÒNG HỌ PHAN
     
(Dựa theo thứ tự thời gian)

DÒNG HỌ THỦY TỔ PHAN PHU TIÊN
 ĐÔNG NGẠC, TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Theo tộc phả thì ông Phan Phu Tiên, con trưởng ông Phan Quang Minh , hwuj duệ ông Phan Hách từ Thu Hoạch (Hà Tĩnh) dời ra ở làng Ðông Ngực huyện Từ Liêm (Hà Nội) đã 2 lần thi đậu Thái học sinh (Tiến sĩ) lần đầu vào năm 1393 đời Trần Thuận Tông, đồng khoa với Hoàng Quán Chỉ ở làng Hạ Yên Quyết.

Cuối thế kỷ XIV này Hồ Quý Ly giết vua cướp ngôi nhà Trần, rồi lại bị giặc Minh sang đánh chiếm nước ta, ông bỏ quan đi ở ẩn xã Xuân Tảo (nay là làng Xuân Ðỉnh) lúc vua Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh, giành lại đất nước ông lại thi lần thứ hai vào năm 1429 và lại đạu Thái học sinh (xem tiểu sử ở dưới, phần sau). Ông làm quan nhưng về sau thấy các đời vua kế vị bạc đãi côngthần, nên ông lại xun nghỉ về quê vợ là em ông Hoàng Quán Chỉ ở làng Hạ Yên Quyết, ông làm thuốc, viết sách, rồi mất ở đó.

Về hoàn cảnh và gia đình ông hiện nay còntiếp tục xác minh vì hai lần đi ở ẩn, vợ con không ghi chép rõ, 2, 3 đời kế cận ông, phổ ký không ghi được. Nhưng các đời sau con cháu phát triển rất đông đến nămMinh Mạng thứ 15 (1834) con cháu cùng nhau họp lại, nhưng không biết được ai là trưởng, ai là thứ nêm bốc thăm lấy 7 ngôi sao làm 7 chi: Lâm, Khuê, Cơ, Vị, Ðẩu,Chương, Bích, lấy ngày 13 tháng giêng âm lịch làm ngày hợp tế vị tổ khai cơ cung là Phan Thu Tiên.

Theo tộc phả thì lúc ông ở ẩn tại Xuân tảo (Xuân Ðỉnh) ông có lấy người vợ thứ họ Nguyễn sinh con trai lấy họ mẹ đặt tên là Nguyễn Quang Hiển. Nguyễn Quang Hiển sinh con trai Nguyễn Quang Bị đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1538), đến đì cháu Nguyễn Quang Bị là Nguyễn Phúc Lâm mới đổi là Phan, con ông Lâm là Phan Ðức Mậu đỗ cử nhân khoa Mậu Ngọ (1678) rồi trở về định cư tại làng Ðông Ngạc, nay là một trong 7 chi nói trên.

Lại có tài liệu nói ông có người con là Phan Phu Tín lấy vợ họ Nguyễn ở làng Ðông Ngạc không rõ với thời gian,

Một điểm cần tìm hiểu là bà vợ con ông Hoàng Quản Chi ở Hạ Yên Quyết là vợ chính thất hay là vợ kế thất mà con cái là ai, và lại nói ông Phan Phu Tín ở Ðông Ngạc lấy vợ họ Nguyễn. Theo Thế Phổ thì ông Phan Ph Tiên là người đậu đại khoa đầu tiên ở làng Ðông Ngạc và ông chính thức nhập cư ở làng Ðông Ngạc năm 1428 (theo phổ ký) trước lúc đỗ lần thứ hai. Sao không nhập cư ở làng Hạ Yên Quyết phải chăng có bà chính thất ở Ðông Ngạc mà nhập cư ở đây. Vì mất sớm mà lấy bà kế thất ở Hạ Yên Quyết - Trên đây chỉ là những suy luận dự đoán, mong con cháu tiếp tục tìmm hiểu thêm.

Chỉ biết hiện nay ở Ðông Ngạc con cháu 7 hệ rất đông. Cũng có nhiều người di chuyển cư trú đi nhiều nơi - concháu thịnh vượng đậu đạt nhiều, riêng về đại khoa có 4 vị tiến sĩ: Nguyễn (Phan) Quang Bị đỗ tiến sĩ năm 1538, Phan Vinh Phúc đậu tiến sĩ năm 1685, PhanLê Phiên năm 1757, thời Pháp thuộc, ông Phan Văn tường đậu luật khoa tiến sĩ tại Paris đầutiên ở nước ta.

Còn đậu hương thí - cử nhân tú tài thì rất đông, hầu như đời nào cũng có.


DÒNG HỌ VỊ THỦY TỔ PHAN VÂN
YÊN THÀNH NGHỆ AN

Ông Phan Văn sinh năm Giáp Thìn (1364) gốc người huyện Hằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đậu hương cống năm Ðinh Mão (1387) thời nhà Trần làm Chánh sứ doanh điền tức chủ nhiệm khai khẩn ruộng đất, nhưng lúc Hồ Quý Ly sát hại thân phụ thì ba anh em phải đi tránh nạn, người em thứ hai vào huyện La Sơn , tỉnh Hà Tĩnh, người em thứ ba lên tỉnh Sơn Tây, còn ông là con trưởng cùng gia đình vợ con vào tỉnh Nghệ An, năm 1400 đến ở xã Tiền Thành huyện Thổ Thành (tức huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An).

Ở đây ông đã chiêu dân khai khẩn đất hoang được hơn 600 mẫu, lập thành thôn Chánh sứ, lại đắp đập Bàu Trang lấy nước tưới ruộng, mùa màng tươi tốt, dân số càng ngày càng đông, phát triển thành xã Kim Thành (tức Kẻ Rộc) với 5 thôn: Thượng Thọ, Thái Bình, Thuần Hậu, Phúc Thành, Cự Phú (nay là 3 xã Trung, Nam bắc thành, huyện Yên Thành) dân số đông ông mở thêm chợ Rộc - người con trưởng ông là Phan Cảnh Huân cũng khai hoang phát triển lên vùng Khe Cấy, thượng nguồn sông Dinh lên tận Lèn Voi (Tượng Sơn), nhưng sau bị loạn sơn thú, ông Cảnh Huân phải dời xuống xóm Dinh xã Hạ Thành nay là xã Hoa Thành và thị trấn Yên Thành mở ra một chi phái ở xã này (Hạ Thành, đời Nguyễn đổi tên là Tràng Thành tức là chi phái trưởng).

Ông Phan Vân ở Kẻ Rộc sau ít lâu thì bà vợ cả mất ông lấy bà vợ kế là Trần Thị ả Nàng sinh ra con là ông Phan Nguyên, đến đời cháu, con ông Phan Nguyên là Phan Thúc Trí, vì loạn lạc phải dời xuống làng Hào Kiệt (Vĩnh Thành, Yên Thành) mở ra chi phái thứ.

Nhà Hồ làm vua đến năm 1407 thì bị giặc Minh đánh chiếm nước ta, ông Phan Vân ẩn thân cày ruộng nhưng ông ngầm nuôi chí lớn, tích trữ lương thực, rèn luyện dân đinh chờ cơ hội tìm chân chúa để cứu nước. Năm 1424, lúc Bình Ðịnh Vương Lê Lợi chuyển nghĩa quân từ Thanh Hóa vào Nghệ An, vây đánh thành Trà Lân ở phía tây huyện Ðông Thành (tức Yên Thành), ông bèn đem quân ứng nghĩa dưới quyền vua Lê. Vua Lê giao cho ông chức vụ Chánh sứ Sơn phòng giữ miền núi vùng Ðông Thành. Tức là chịu trách nhiệm bảo vệ sườn phía đông cho đại quân vua Lê tập trung tiến đánh quân Minh dọc sông Lam từ phía tây xuống tại thành nghệ An (tức Rú Thành bên tả ngạn sông Lam cách thành phố Vinh 3 km về phía Tây nam). ở Ðông Thành ông Phan Vân đã tiêu diệt đồn Yên Bang, một thành mà giặc Ngô (Minh) xây khảng 1417, sau khi tiêu diệt nhà Hậu Trần, để khống chế nghĩa quân miền núi phía tây(a) làm đồn tiền tiêu cho giặc Minh mà Tiết Tụ nghĩa quân đương đóng tại thành phố Vinh (độ 45 km về phía bắc). Vùng Ðông Thành được giải phóng, năm 1425 theo chủ trương của vua Lê là phải chuẩn bị đánh thành Diễn Châu để mở đường tiến ra bắc. Ông Phan Vân đã bí mật xây thành Ðộng Ðình ở chân núi Quy Lai, một nơi kín đáo ở sau làng Họ Trường (nay thuộc xã Tần Thành huyện Yên Thành)(b). Lúc này thành Nghệ An bị nghĩa quân bao vây, tướng Tiết Tụ chỉ huy thành Diễn Châu đóng cửa thành cố thủ. Tướng Ðinh Lễ đã đưa quân ra ếm tại thành Ðộng Ðình (cách thành Diễn Châu đó 15 km) hàng ngày thăm dò tin tức. Tháng 6 năm 1425 được tin quân Minh do tướng Trương Hùng chỉ huy từ Ðông Quan (Hà Nội) chở 300 thuyền lương vào tiếp tế cho thành Diễn Châu. Một cơ hội tốt, tướng Ðinh Lễ cho quân mai phục phía ngoài thành, chờ lúc Tiết Tụ mở thành cho quân ra đón thuyền lương chở đến, thì lập tức nghĩa quân xông lên giết giặc. Nghĩa quân đã giết hơn 300 quân địch trong đó có Thiên Hộ Tưởng. Trương Hùng cướp thuyền chạy thoát thân, Một mặt cho bao vây thành Diễn Châu, một mặt Ðinh Lễ thúc quân đuổi giặc ra phía bắc. Ðược tin vua Lê phái thêm các tướng đưa quân ra Thành Hóa tiếp viện cho Ðinh Lễ tiến đánh và bao vây thành Tây Ðô. Thừa thắng nghĩa quân vua Lê đã tiến quân ra Bắc, tiến đánh Ðông Ðô, đánh tan hai đợt tiếp viện của nhà Minh (Vương Thông, Liễu Thăng) năm 1427 đánh đuổi quân Minh giải phóng đất nước. Với công tích bảo vệ sườn phía đông và góp phần chiến thắng trận Diễn Châu mở màn, vua Lê lên ngôi (1428) phong ông Phan Vân là "Chánh Sứ Bái Dương Hầu", một tước vị cao lúc đầu của vua Lê phong. Ông Phan Vân mất năm 1439, mộ chôn ở thôn Chánh Sứ, về sau được phong là "Thượng Ðẳng Thần" toàn xã Kim Thành 5 thôn phụng tự làm Thành Hoàng, lễ kỷ niệm hàng năm vào 3-10 âm lịch. Miếu mộ và nhà thờ ông được công nhận là di tích lịch sử (số 2105 VH/BQ ngày 16-2-1993).

Con cháu của ông ở Yên Thành có hai chi: chi trưởng ở thị trấn và xã Hoa Thành - chi thứ 2 ở Hào Kiệt thuộc xã Vĩnh Thành. Ða số đều phân tán di cư đi các nơi, một số ít bắt được liên lạc, còn phần nhiều lưu lạc, một số phổ ký có ghi, nhưng nay vẫn không biết con cháu ở đâu mà tìm.

Nay xin trích ghi theo phổ ký một số như sau:

a) * Chi trưởng hiện ở Hoa Thành Bắc Thành và thị trấn Yên Thành (Tên Thành, Nghệ An): Lấy thủy tổ Phan Vân là đời thứ I.

Ðời II: Phan Cảnh Huân, tước yên Sơn Bá, truy phong, Phấn lực tướng quân - em là Cảnh Hưu dời vào ở xã Ðào Lâm. Cảnh Tùng và Cảnh Củng.

Ðời III: Cảnh Tùng, em Cảnh Củng, vợ là Lê Thị Loan dời lập nghiệp ở Bắc Bộ. Cảnh Củng đã sinh Phan Ðội.

Ðời IV: Phan Ðội.

Ðời V: Phan Ðạo và em là Phan Văn Ðẩu: là con Phan Ðội.

Ðời VI: Cảnh Tích, Cảnh Ðạt đều con Phan Ðạo, dời ra ở Sơn Nam. Phan Chính Nghị con Phan Văn Ðẩu ở Tràng Thành, truy phong Uy dũng hầu, mồ chôn ở núi Ây.

Ðời VII: Phan Bá Chiêu con Phan Chính Nghị, truy phong Dũng nghị Hầu.

Ðời VIII: Phan Cảnh Quang, con Phan Bá Chiêu, phong Thiếu bảo Sùng quận công gia phong Minh nghĩa Uy Dũng Ðại Vương.

Em là Phan Ðức Quảng: Dương Lĩnh Hầu vào ở Hà Tĩnh.

Ðến đây chi trưởng lập đền thờ ông Phan Cảnh Quang (có tiểu sử riêng ở sau) ở xã Tràng Thành (nay thuộc thị trấn Yên Thành) với hai đối câu đối ghi theo truyền thuyết về sự hình thành họ Phan nói ở chương I, và đặt bài vị ông Phan Cảnh Quang làm đệ nhất Thế Tổ. Vì vậy ký hiệu các đời về sau thuộc chi này ghi thêm CQ bên cạnh. Ông Phan Cảnh Quang sinh năm 1535 mất năm 1599.

+ Ông Phan Cảnh Quang (đời I CQ) sinh được 9 con trai và 8 con gái. Với con cháu di chuyển cư trú như sau:

+ Ðời II CQ tuyền quận công Phan Cảnh Huy, con trưởng, con cháu hiện nay ở Hoa Thành, Bắc Thành và thị trấn Yên Thành. Nhưng con cháu đời VII CQ có các ông Cảnh Châu, Cảnh Hoan, Cảnh Tùng, Cảnh Nhiệm, Cảnh Chiểu ra ở phố Lương Sử Hà Nội. Thời Pháp thuộc có chủ sự Phan Bá Cận Phiên Ty Thông Phán Phan Bá Nhẫn về Tràng Thành nhận tổ quán nay con cháu không rõ.

- Ðời VI CQ có ông Cảnh Giảng con cháu dời ra ở xã Trúc Hoa, huyện Chương Ðức xứ Sơn Nam (nay là Hà Tây).

- Ðời V CQ có ông Phan Cảnh Lực, con cháu bị loạn chạy về Trang Phú Hoa huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Con cháu về sau có Phan Duy Phổ, phó bảng năm 1907, người Quỳnh Ðôi về nhận tổ quán ở Tràng Thành.

Ðời V CQ có Phan Thị Thông lấy Phan Tất Hiến thuộc họ Thám Hoa Phan Tất Thông mở ra một chi đàng ngoại.

Ðời VI CQ anh em Hồng Cấu, Hồng Quát, dời ra lập chi phái ở Tho Trưởng (Yên Thành) vì nổi loạn bị họ khai trừ.

Ðời II CQ con thứ II: Nghĩa quận Công Phan Cảnh Lan: con cháu đời VI CQ ông Bá Liêu lập chi ở làng Bụt Ðà và làng Phú Văn, Tổng Thuần trung, phủ Anh Sơn. Về sau có ông Võ Cử Phan Bá Dinh đậu 1874, về nhận họ.

Ðời VI CQ có ông Cảnh Tú lúc trẻ theo học ở Châu Vạn Ninh (nay là Quảng Ninh) lấy vợ sinh con trai là Phan Bá Nuôi, và con gái là Phan Thị Vạn nay lập một chi phái ở vùng này.

Ðời VIII CQ có ông Bá Phúc dời vào lập chi phái ở Thạch hà (Hà Tĩnh).

Ðời VIII CQ con gái ông Cảnh Triều lấy chồng lập tự sang họ Phan Trọng Kế và hậu duệ là cử nhân tri phủ Phan Hoàng Lự và cử nhân Phan Doãn Tế (Hoa Thành) và một con trai là Phan Cảnh Nho (hay Cầu) vì cơ cận vào ở nhà cô ở Nguyệt Ðàm, huyện Chân Lộc, sau đó Ba Tràng (phó bảng) làm quan hộ tụng Hải Dương, có người con cháu ở xã Việt Yên huyện La Sơn là Ðồ Hồng ra nhận họ nay không rõ con cháu.

Ðời II CQ con thứ 3: Cường Quân Công Phan Cảnh Thông: đời X CQ có ông Bá Hào đời Tự Ðức bị đầy vào đảo Phú Quốc, lúc mãn hạn về lập gia đình ở Gia Ðịnh sinh hai con là Bá Hoan (Hoan Châu) và Bá Ðịnh (Gia Ðịnh) nay không rõ con cháu ở đâu?

Ðời II CQ con thứ 4: Tuân nghĩa hầu Phan Cảnh Thọ đến đời thứ V CQ. Ông Cảnh Tử đã dời xuống Ðệ nhất Tổng Thái, huyện DiễnChâu lập chi phái ở đó,

Ðời II CQ con thứ 5 Thắng Lộc hầu Phan Cảnh Diệu, con cháu dời ra làng Năng Cài, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

Ðời II CQ con thứ 6 Hà Ly Hầu Phan Cảnh Ðại, con cháu có các ông Danh Ngôn, Danh Suốt, Danh Trung, Danh Nho, Danh Ðịch di cư vào huyện Hưng Nguyên, tổng Phù Long xã Nghĩa Liệt, sau đó lại di chuyển vào huyện La Sơn, Tổng Thịnh Quả (Hay Thịnh Cảo) tỉnh Hà Tĩnh.

Ðời II CQ con thứ 7 Vệ Xuyên Hầu Phan Cảnh Thắng, con cháu đến đời VI CQ có các ông Bá Khương, Bá Thành, Bá Xuân, Bá Mông dời vào Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà, xứ trại Yên Ðông, xã Bạng Châu, xã Việt Xuyên. Tổng Ðoài xã Bàn Thạch, làng Tam Ða, làng Văn Cử, làng Tiền Lễ (hay Tuần Lễ).

Ðời II CQ con thứ 8 Diên Hoa Hầu Phan Cảnh Long dời vào Hà Tĩnh, huyện Nghi Xuân, xã Quả Phẩm, làng Long Hoa, con cháu có: một chi ở huyện La Sơn, Tổng Lai Thạch làng Giao Tác.

- 1 chi ở Phúc Lộc xã Phúc Hải.

- 1 Chi ở Tổng Yên Hồ, xã Hạ Tứ, chi này đã liên lạc nhận tổ quán.

Ðời II CQ con thứ 9 Thạch Lâm Hầu Phan Cảnh Diễn, con cháu nay ở làng Khố Nội, tổng xã Nga Khê, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh đã mất liên lạc bấy lâu về tế tổ Tràng Thành, con cháu nay có Phan Ðình Diệu, viện sĩ toán.

Ðời II CQ về con gái thứ hai có bà Phan Thị Ngọc Hoa lấy chồng họ Ngô, Thiếu Bảo Thế quận công ở xã Trảo Nha huyện Thạch Hà, có con là thiếu uý Tào sinh Nham quận về Phượng quận.

Theo thế phố các vị nói trên, đến nay không rõ con cháu ở đâu.

b) Chi thứ ở Hào Kiệt xã Vĩnh Thành (Yên Thành, Nghệ An).

Lấy Thủy tổ Phan Văn làm đời thứ I. Ðời thứ II: con thứ là Phan Nguyên sinh ra 4 con trai và 5 con gái.

Ðời III: Phan Thúc Hương, 2 Thúc KHởi, 3 Thúc Cử: 3 ông này không rõ đi đâu. Chỉ có ông thứ 4 là Phan Thúc Trí dời xuống làng Hào Kiệt lập chi phái ở đó, Thúc Trí Sinh đời thứ IV - Thúc Tượng - Duy Ðích.

Ðời thứ V: Phan Hoằng Thanh, Thụy Quân Công, con Thúc Tượng - Hoằng Thanh sinh đời V: 1 Phan Hoằng Tích, 2 Phan Hoằng Kỷ; Thường Quận Công, 3 Phan Hoằng Tá vi quân công, vị Phan Hoằng Cương Thông Quận Công 5 Phan Hoằng Ngang Xuân Nham hầu.

Ông Phan Hoằng Tích được phong Lai Trung Quốc Công đi đánh giặc bị vây và tử tiết năm 1575 nên được truy phong là Ðộc Lôi Thần và Trinh Vũ Ðại Vương. Làng lập đền thờ - đến 1600 có con là Kế quân công Phan Ngạn chống lại triều đình, anh em sợ tội nên tránh mỗi người một nơi. Ông Phan Hoằng Luân là con tránh lên Trường Thịnh, sau có ông Phan Văn Thông dời về Yên Nhân Tổng Thái Xá (nay là Nhân Thành) lập chi nhánh ở đó, hậu duệ có ông Phan Võ đậu Phó bảng năm 1910.

- Mộ ông Phan Hoằng Tích chôn ở vùng Vĩnh Thành gần núi Lưỡng Kiên có con là Phan Sĩ Tốt mở dòng 1 chi phái ở làng Hữu Biệt, ở huyện Nam đàn.

- Một người con ông Phan Hoằng Tích ở một chi phái ở làng Tràng Sơn, huyện Ðô Lương.

- Ở Hào Kiệt còn các chi nhánh với đền thờ các ông Phan Hoàng Kỷ, Hoằng Tá, Hoằng Cương. Nhưng con cháu cũng di chuyển phân tán nhiều nơi đến nay chưa rõ.

Nói chung con cháu dòng họ ông Phan Vân về sau đa số phát về ngành võ tướng, có tất cả 2 chi gồm 18 vị tước quận công (không kể hai vị Kế quận công và Quỳnh Quận công) Và số 58 vị tước hầu. Do đó, nhân dân còn truyền tụng câu: Hạ thành đất rộng người đông, có 18 ông Quận có một ông huyện thừa(a)

Tuy vậy con cháu các vị nói trên đa số đều di cư phân tán khắp mọi nơi, con cháu nấy chưa rõ ở đâu(b)


DÒNG HỌ THỦY TỔ PHAN TẤT DIỄN
HẠ THÀNH (YÊN THÀNH NGHỆ AN)

Ông Phan Tất Diễn làm ngự sử trung thừa có liên quan với ông Phan Vân vào cuối đời Tần, do tránh nạn Hồ Quý Ly, lánh vào Hoan Châu, huyện Ðông Thành ở xã Hạ Thành (nay là xã Hoa Thành, huyện Yên Thành), tỉnh Nghệ An) vào khoảng năm 1389 - 1400.

Ông Phan Tất Diễn làm đời thứ I sinh con đời II Phan Tất Hào - Hào sinh đời III Phan Tất Kính. Kính sinh đời IV: Phan Tất Hiền - Hiền sinh đời V: Phan Tất Hành.

Ông Phan Tất Hành tự là Doãn Trung đậu khoa Hoành Từ vào thời vua Lê Thánh Tông đã từng làm chức Chánh sứ ở Thuận Hóa rồi về Bộ lễ được phong Hộ Quốc Thượng Trụ Vinh lộc đại phu tước hầu.

Tất Hành sinh Tất Lượng (đời VII) tự là Ðạo Hành.

Ðạo Hành sinh ra Phan Tất Thông (đời VII) đậu Thám Hoa năm 1954 (có tiểu sử riêng ở dưới).

Ðời VIII: Ba người con Phan Tất Thông là: 1) Tất Ðạo, 2) Tất Văn 3) Tất Cẩn.

- Tất Ðạo làm tri huyện Hưng Nguyên, năm 1593 có theo phái đoàn ra Kinh đô chầu mừng vua Lê lúc đánh thắng nhà Mạc trở về Thăng Long. Con cháu ông có chi nhánh ở Hưng Nguyên.

- Tất Văn sinh ra Tất Vinh (IX) dời ra ở Quỳnh Lưu - Người em út là Tất Nguyên (IX) ở lại Hạ Thành, thay anh làm trưởng sinh hạ con cháu là họ Phan Tất hiện nay.

- Tất Cẩn sinh 7 con trong đó: Tất Thủ, Tất Tráng (IX) dời vào ở Hà Tĩnh, còn Tất Nghêin, Tất Bài, Tất Ðắc, Tất Thung không rõ. Chỉ có Tất Hữu (IX) sinh ra con cháu dời ra ở làng Ngô Ðồng (nay là xã Nam Ðồng) huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Tất Nguyên (IX) ở lại Hạ Thành (sau đổi là Tràng Thành) sinh hai con là:

Ðời X: 1) Tất Cường - 2) Cường Nghị. Tất Cường sinh ra Tất Xứng (IX) và Tất Hiến (IX)

Cường Nghị mộ chôn ở Lùm Hoa, giáp hạ Cồn Khỉ (Tràng Thành) giỗ 6-11 âm lịch.

XI. Tất Xứng sinh ra XII: Tất Phú,Tất Tạo, Tất Diệp, Tất Kế. ba ông Phú, Diệp, Kế không rõ lưu lạc đi đâu. Chỉ còn Tất Tạo ở lại HậThnhf mở dòng họ hiện nay.

XI: Tất Hiến lấy vợ là Phan Thị Thông, con gái ông Cảnh Tượng là cháu đời thứ 11 ông Phan Vân. Ông Cảnh Tượng không có con trai lập tự sang con gái, nên ông Tất Hiến dời lên Tiền Thành ở Kẻ Duỗi - Tất Hiến sinh ra Tất Lân, Tất Lân sinh ra Tất Diện, Tất Diện sinh ra Tất Vực. Tấtvực con cháu về chi phái Phan Tất Hiếu.

XII: Tất Tạo sinh một con trai duy nhất là Phan Tất Chính (đời XIII).

XIII: Pah nTất Chính sinh XIV: Tất Sự,Tất Tư.

XIV: 1) Tất Sự sinh: XV: Thế Vọng (thất lạc), Tuấn Tập dời lên chợ Hiếu Phủ Quỳ - Tất Quỹ hiện là Thừa trưởng đại tôn họ Phan Tất Tràng Thành - Tất Khánh, chi thứ con cháu ở Tràng Thành.

2) Tất Tứ sinh XV: Tất Giao con cháu ở Trành Thành hình thành ở Tràng Thành. Họ Phan Tất có 3 chi: Trưởng dòng Pha nTấtquỹ, thứdòng Phan Tất Khánh, thứ dòng Phan Tất tư.

Dòng họ con cháu ở Thanh Ninh, Thanh Chi, Thanh Chương (Nghệ An).

Theo truyền ngôn thì con cháu có nhiều người dời lên Tiền Thành: Kẻ Rục và Kẻ Duỗi (tài liệu chữ Hán ghi là Kẻ Ðội) Tiên Hồ, rồi lên Trung Phu - và đổi chữ lót là Phan Thế, Phan Công, Phan Xuân.

Theo thế phổ của họ Phan ở Thanh Ninh và Thanh Chi huyện Hưng Nguyên thì vị thỉ tổ dòng họ này là Phan Ðạo Quang gốc ở Kẻ Duỗi. Ðạo Quang nghi là tên hiệu PhănCờng Nghi (đời X) hay anh em nhưng không rõ tôngtích. ÐạoQuang sinh ra Công Tước (XI) Công tước sinh ra Công Huệ (XII) có mộ ở Kẻ Duỗi - Công Huệ sinh XIII: Hoè, Hai, Công Giáp, Vô Giang.

Công Giáp sinh Công Hào (XIV) Công Hào sinh Công Trung Phu dời vào ở Hoa Rạc, Vô Giang sinh Công Phu cũng dời vào Giếng Mội, đều ở xã Thanh Quả, nay là Thanh Ninh, sinh cơ lập nghiệp, con cháu đến nay có thiếu tướng Phan Thọ tức Lê Tuyến là đời thứ XX.


DÒNG HỌ ÔNG PHAN CHÍNH NGHỊ
Ở PHAN XÁ
(Nghi Xuân, Hà Tĩnh)

Ông Phan Chính Nghị người ở xã Phan Xá, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 36 tuổi đỗ Ðệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Tân Mùi niêm hiệu Hồng Thuận 3 (1511) đời Lê tương Dực làm đến ngự sử tiết nghĩa và được phong Phúc Thần.

Theo gia phả nhà ông chép: Tổ tiên ông ở xã Ða Hoạch huyện Thiên Lộc, thuỷ tổ tên là Thứ Lĩnh(a) thời Trần, làm Trại chủ Nghệ An tước quan nội hầu tổ tám đời tên là Quang làm chức Thư Viện, tổ 4 đời tên là Hy Tái làm chức Ðại Toát hữu, đại liên ban, lấy con trai của Tuần kiểm sứ của biển Nam giới Phan Như Lệ người làng Phan Xá, huyện Nghi Xuân, nhận làm nhà ở đấy. Cố của ông tên là Nhân, làm an phủ sứ lộ Lý Nhân, cha là Khắc Thần làm nho sinh.

Khi họmạc cướp ngôi, ông Nghị bỏ quan trốn đi, bị nhậmc vưỡng bức về, đến Bát Tràng huyện Gia Lâm thì ông gieo mình xuống sông tự tử.nay ở xã Phan Xá có đền thờ ông, dân làng Bát Tràng cũng lập đền thờ.Con cháu đông đúc, các đời xuất thân văn học.

(Tư liệu căn cứ theo quyển Nghệ An Ký (7 NAK T.163).


DÒNG HỌ PHAN ĐỆ NHẤT THẾ TỔ
PHAN DUNG Ở ĐÔNG THÁI (HÀ TĨNH)

Ðây là dòng họ Phan là làng Ðông Thái xã Yên Ðống, huyện Ðức Thọ tỉnh Hà Tĩnh, mà hậu duệ là Ðình nguyên Tiến sĩ Phan Ðình Phùng, một vĩ nhân chống Pháp ai cũng biết.

Căn cứ theo thế phổ họ Phan ở Ðông Thái do Phó bảng Phan Văn Nhã thu thập biên soạn và đề tựa ngày rằm tháng 8 năm Kỷ Sửu, Minh Mệnh thứ 10 (1820), Tú tài PhânHỉ Châu viết thêm "Lược biên tiền phả" và bài bạt viết xong tháng giêng năm Ðinh Mùi Thành Thái 19 (1870) tại biệt dã của Vạn Sơn, và bản chép cuối cùng của Phan văn Liễu có chỉnh lý một số đời, vào ngày mùng 1-7 năm Tân Hợi Duy Tân thứ 5 (1911). các phổ liệu trên do người dịch là Tân Việt dịch xong ngày 30-5-1997 (tức 24-4 Ðinh Sửu) tại Hà Nội, bản viết tay.

Căn cứ bài tựa của ông PhanVăn Nhã có ghi:

Chữ Phan nguyên là do Tất Công đời nhà Chu được phong ấp ở đất Phan, về sau nhân đó mà đặt thành họ Phan.

Căn cứ bài bạt của ông Phân Hải Châu ghi:

Tương truyền họ Phan ta thuộc dòng giống của Phan Công huý... hầu (nguyên bản bỏ trống không ghi tên huý LDN) là Thiêm Sự đô chỉ huy sữ công thần triều Lê, nguyên xưa ở đất Hưng Yên.Cuối triều Trần, quân nhà Minh sang xâm lược nước ta, trước là Trần Giản Ðinh rồi đến Lê Thái Tổ đều ghi dấu tích ở huyện Chi La. Phan Hầu đã cùng với Bùi Ban,Bùi Bị... theo Lê Thái Tổ và bà Thái hậu ngự giá về Ðộng Kỵ Dã, Hoà Yên, Phụng Công(a) và các vùng lâm phần khác dồn binh khai khẩn đất hang dần dần thành làng xã(b)

Ðộng Kỹ Dã tức Dã thôn sau là làng Nhân Thi Cẩn Kỵ.Con cháu về sau có ông Phan Dung ở Nhân Thi đặt hiệu là Hậu Nhân công từ Nhân Thi về vùng Tùng Lĩnh, mai Hồ, khai khẩn đất hoang thành đời tổ thứ II mở ra dòng họ Phan ở Ðông Thái thì càng ngày càng đông đúc phát triển.

Ðời thứ III: Ny Công tiếp tục khai thác mở rộng ruộng vườn.

Ðời IV: mao Công có 4 anh em, nhân tố trở nên đông đúc.

Ðời V: ý công Ðình Liên phát huy mở mang văn học, có Tượng Giai quý công làm giám sinh Quốc Tử Giám.

Ðời VI: Duy Năng tiếp tục trọng đạo sùng nho, cùng hai em là HiệuCông vàÐức Công lập thành 3 chi có gia phả đại tôn.

Ðời VII: Duy Ninh thi đậu tam trường, con cháu có trưởng huynh là Giám sinh Duy Xướng.

Ðời VIII: Có Thị độc Tặng Công Duy Tiến xây dựng nhà thờ, Hồng Lô Tự Thiếu Khanhthận trai công Phan VănNhã, Phó bảng thu thập tài liệu biên soạn thành tộc phả (1829).

Ðời IX: con Tặng Công có 5 trai chia làm 5 chi phái gồm:

1. Chi Phái càn: Doãn Ðịch, 2. Chi phái Ðoài: Thiều Khánh Công văn Nhã, 3, Chi phái Ly: Bình Giang phong công Ðinh Tuần 5. Chi phái Tốn: Lãng Bằng vũ công Ðình Tuyển. Ðồng thời nhập thêm 3 chi phái từ đờithứ VII là: 6. Chi phái Khám: Duy Hữu Công, 7. Chi phái Càn: Duy HuyCông. Hai phái này do Ðình Hiệu sinh ra 8. Chi phái Khôn: Duy lệnh Công do Duy Ðức (VII) sinh ra.

Tất cả họ Ðại Tôn gồm 8 phái do Càn phái Doãn Ðịch Công làm trưởng.

Các chi phái đều phát đạt, con cháu nhiều người đậu đạt làm quan.

Chi Càn Doãn Dịch có Văn Liễu tộc trưởng đỗ hai khoa Tú tài (1867-1873) làm tri huyện Lễ Thủy rồi bị giáng.

Ðoài phái phó bảng Văn Nhã có Văn Huyễn (đời X) đỗ 6 khoa tú tài. Ông Văn Nhã có làm quan ở Hà Tiên, nên có ông Văn Thành cư trú ở Hà Tiên.

Ly Phái: Văn Phong cử nhân khoa Canh Tý Minh Mạng (1840), cháu là Phan Ðại (XI) làm Tri phủ Vĩnh Tường.

Chấn phái có Văn Dự (X), đỗ cử nhân khoa Mậu Tý (1858) làm Tuần Vũ Trị Bình. Cháu là Văn Du (XI), cử nhân khoa BínhTý (1876), Văn Châu (hay Hải Châu) tú tài khoa Bính Ngọ Thành Thái 1906. Con Hải Châu là Văn Hoàn cũng đậu tú tài.

Tốn phái Phan Ðình Tuyển (phó bảng khoa Giáp Thìn 1844) có 8 con (Ðời X) thì: Phan Ðình Thông đỗ tú tài Canh Ngọ 1870, Phan Ðình Thuật cử nhân Mậu Thìn 1868, Phan Ðình Phùng Ðình nguyên Tiến sĩ khoa Ðinh Sửu 1877, Phan Ðình Vận phó bảng khoa Mậu Thìn 1868 Tri huyện Xuân Trường bị giáng vì bị Pháp đánh chiếm phủ.

Nói chung dòng họ này rất phát đạt, nhiều người đỗ đạt làm quan có ý thức cứu dân yêu nước chống xâm lăng phát huy truyền thống tốt đẹp cho con cháu(c).


DÒNG HỌ ÔNG PHAN KÍNH
Ở THÔN VĨNH GIA XÃ LAI THẠCH
(ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH)

Ông Phan Kính (1705-1761) đậu Ðình nguyên Thám Hoa, người ở thôn Vĩnh Gia, xã Lai Thạch, huyện La Sơn, nay là Sông Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo tộc phả thì dòng họ chi này ở Ða Hoạch huyện Thiên Lộc chuyển lên, lúc đầu ở núi Quỳnh Sơn (nay là Trường Lưu) sau chuyển sang ở thôn Vĩnh Gia, Lai Thạch. Họ Phan tính từ đó, còn về trước do cháy nhà thiêu hủy mất gia phả mà chỉ truyền miệng lại được cho con cháu về sau như sau:

Con cháu ta là dòng dõi của thủ lĩnh Trại chủ, quan nội hầu thuộc Triều Trần, tỉnh Nghệ An. Họ Phan ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ có 3 chi: Ða Hoạch ở huyện Thiên Lộc, Phan Xá ở huyện Nghi Xuân, Yên Trung ở huyện La Sơn. Truyền lại 8, 9 đời tới cụ ThắiThờng Công, tức Thủy tổ họ Phan ở Vĩnh Gia, Lai Thạch.

Thái Thường Công tên huý là Phan Lệ sinh khoảng 1460 làm quan thời Lê Thánh Tông, giữ chức Thái Thường Tự, Tự Thừa Thịnh Mỹ Nam (xét quan chế Triều Lê Tước Thái Thường Tự. Tự thừa thuộc Văn ban chánh thất phẩm).

Vợ ông là con gái đầu của cụ Nguyễn Tầm Hoằng sinh năm 1433 tại xã Lai Thạch. Năm 45 tuổi đậu đồng Tiến sĩ khoa Mậu Tuất thời Lê Thánh Tông1487 làm quan đến Tá Lý công thần hữu thị lang Bộ Lễ (nay còn 3 đạo sắc lưu tại nhà thờ thôn Vĩnh Gia). Ông có người em tên húy là Vinh (nghe truyền lại thì đi du kháchở Ai Lao rồi không thấy về).

Thái thường Công là cha nuôi của ông Thượng thư họ Dương người xã Bát Trạc (nay là Vĩnh Lộc, Can Lộc Hà Tĩnh). Cụ Thái Thường là tổ 6 đời của Ðình nguyên Thám Hoa Phan Kính.

(Trích nguyên văn theo tộc phả do ông Phan Xuân Khoáng cháu 8 đời ông Phan Kính cung cấp).


DÒNG HỌ PHAN HUY Ở THỤY KHUÊ,
SÀI SƠN, QUỐC OAI (SƠN TÂY)

Dòng họ Phan Huy ở Thụy Khê, Sài Sơn, Quốc Oai, Sơn Tây là dòng họ có nhiều nhà khoa bảng. Theo Phan Tộc công phả do ông Phan Huy Dũng viết năm Thành Thái canh dần (1890) thì họ Phan này tương truyền nguồn gốc ở thôn Ngọc Ðiền (tục gọi chợ Cày) vì công tác giáo phường Thiên cư sang Chi Bông (nay là thôn Hữu Phương) xã Thu Hoạch, tổng Canh Hoạch, sau di cư sang thôn Gia MỹÐoài, xã Canh Hoạch cũng ở tổng Canh Hoạch, huyện Thiên Lộc (sau đổi là Can Lộc, Phủ Ðức Thọ, tỉnh Nghệ An) sau thuộc Hà Tĩnh.

Mãi đến cuối Lê, khoảng năm Bảo Thái, Long Ðức (1720-1734) mới có một chi thiên ra làng Thụy Khê gần Sài Sơn. Phả này chép từ thuỷ tổ đến đời thứ 14 về mỗi vị chép ghi tên tuổi, năm sinh, năm mất và tiểu truyện cùng các con.

Từ tờ 39 trở đi ghi điển tích các nhà, các nơi thờ người họ Phan là hậu thần, hậu phật, cómấy bản đồ: biểu đồ thế thứ, đất để mộ tổ và nghi thức cúng lễ, cuối cùng sách có phụ các bài: Phan thượng thư quy Sài nham phú của Cao BáQuát viết khi làm giáo thụ phủ Quốc Oai, bài biểu tiến sách lịch triều hiến chương năm Minh Mạng thứ nhất (1820) của Phan Huy Chú, bài văn bia hậu ở chùa Một mái (Bôi am) ở Sài Sơn(a). Dòng họ Phan ở đây có nhiều nhà khoa bảng, cha con cùng chung một nhà đậu đại khoa thời Lê như Phan Huy Cận (tức Huy áng) con là Phan Huy ích, Phan Huy Ôn đều đậu tiến sĩ. Họ này rất phát đạt thịnh vượng, triều Nguyễn có Phan Huy Thực (Thượng Thư) Phan Huy Chú tác giả lịch triều hiến chúng loại chí, một tập sử phân loại rất có giá trị mãi sau này, và rất nhiều vị danh sĩkhác.


DÒNG HỌ THỦY TỔ PHAN KHẮC TỐNG
Ở DIÊN SANH, QUẢNG TRỊ

Một dòng họ Phan thuỷ tổ là Phan Khắc Tống gốc từ Nho Lâm, Lạc Mai, Diễn Châu, Nghệ An vượt của Nhượng năm 1426 đem theo con trai là Phan Chí Cực năm 1428 vào khai hoang khẩn đất ở làng Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.(b)

Làng Diên Sanh xưa kia là xã Hải Thọ khá rộng nam bắc hơn 5,5 km, đông tây hơn 6,5 km, thuộc châu Thuận đời Trần đổi tên sau khi nhận 2 châu Ô Lý (1307), lúc đầu còn hoang vu rậm rạp, vua Trần tổ chức di dân người ngoài Bắc vào khẩn hoang lập ấp. Số người tập trung vào 3 đợt.

Ðợt I: gồm 3 họ: Nguyễn Văn, Nguyễn Tín, Phạm Văn - Ðợt 2 gồm 7 họ: Phan, Dương, Trịnh, Trần Văn, Lê, Ðặng và Hoàng - Ðợt 3 gồm 5 họ: Trần Thanh, Phan Ðình, Nguyễn Như, Nguyễn và Trần. Do đo sau Diên Sanh có câu: "3 ông 7 họ, lục vị tiền quan, ngũ phái".

Họ Phan Khắc Tống vào đợt 2 sau ba họ đợt 1 - đã ra sức khai hoang phá rậm, lập nên dòng họ Phan Khắc ở đấy.

Ðời thứ II: Ông Phan Chí Cực sinh 5 con trong đó dòng con thứ 4 và 5 vô tự còn dòng con thứ 1, 2, 3 phát triển kế thế mãi cho đến ngày nay.

Ðời thứ V: Dòng thứ 2 có ông Phan Khắc Mục tự Phúc, sinh ra con (đời VI) là Phan Khắc Ngạn học rất giỏi. Khi Nguyễn Hoàng vào ái Tử (1558) đặt dinh cơ ở đó, nghe tiếng ông Phan Khắc Ngạn nên mời ra dạy con cháu và các quan trong Dinh triều. Với tài đức ông Ngạn được chúa Nguyễn Hoàng tin cậy và chuyên sang làm chính sự. Trong 8 năm Nguyễn Hoàng ra Bắc thì mọi việc triều chính giao cho ông Phan Khắc Ngạn đảm nhận. Lúc ở bắc về thấy mọi việc tốt đẹp Nguyễn Hoàng ban sắc cho ông "Chưởng thái giám kiêm chính phủ đô đốc phụ quốc tá trị Nhơn Phước hầu" đứng đầu trong lục vị triều quan. Thời đó ông đã giúp đỡ cho 3 tổ họ Lê, Nguyễn, Trần định cư khai hoang miền Trung du huyện Hải Lăng. Ba họ cắt tặng 1 mẫu 2 sào cho người em ruột là Phan Khắc Ðôn lên ở tiếp tục khai canh lập ra một chi họ thứ ở Trường Phước - Ông Ngạn mất thì làng Trường Phước lập đền thờ. Triều Nguyễn, 15 vị tổ khai canh nói trên đều được sắc phong" "Dực bảo trung hưng Linh Phò Tôn Thần" nhân dân đều lập đền thờ làm thành hoàng. Ðến nay dòng họ Phan Khắc rất đông có trên 200 người. Còn dòng họ Phan Ðình thì chưa rõ - ở Quảng Trị có 85 chi phái họ Phan.

Trang trước  |  Trang tiếp